Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch Đầu tư năm 2015, thành tựu ấn tượng về giảm nghèo—một trong tám Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Việt Nam đạt mục tiêu–là kết quả của tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tự do thương mại cùng với các chính sách hỗ trợ trực tiếp nhóm yếu thế.[1] Tăng trưởng kinh tế, không chỉ ở Việt Nam mà ở bình diện toàn cầu đã cải thiện đời sống và đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo trong hơn 15 năm qua. Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho xây dựng và kiện toàn một xã hội phát triển và thịnh vượng. Xây dựng pháp luật và cải cách hệ thống tư pháp đã được xem là một trong những trọng tâm cải cách và xây dựng thể chế ở Việt Nam, thể hiện ở việc ban hành Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 48) và Nghị quyết về Chiến lược cải cách tư pháp (gọi tắt là Nghị quyết 49) cùng trong năm 2005.[2]
[1] Báo cáo quốc gia kết quả 15 năm thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam, Bộ Kế hoạch Đầu tư, tháng 9/2015.
[2] Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam; và Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp, được công bố tháng 6/2005. “Cải cách tư pháp phải là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2016-2020” nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Phiên họp thứ 25 của Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, 17/3/2016, http://dangcongsan.vn/day-manh-cai-cach-tu-phap-va-hoat-dong-tu-phap/chu-tich-nuoc-cai-cach-tu-phap-phai-la-nhiem-vu-trong-tam-trong-giai-doan-2016-2021-378431.html.